Máy thử nghiệm vật liệu
Phòng Kinh doanh
Mr. Ba - 0948.27.99.88
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Độ trượt đường may là gì và cách tính
Độ trượt đường may là gì và cách xác định độ trượt đường may
1. Độ trượt đường may là gì?
- Độ trượt đường may là hiện tượng đường may bị nở ra dưới tác dụng của lực. Khe hở này có thể được bịt kín khi không có lực tác dụng nhưng cũng có thể là giữ nguyên độ mở do biến dạng. Độ trượt đường may là một trong những lỗi khó chịu nhất trong các lỗi hàng may mặc, nó làm giảm chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu sản phẩm.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ trượt đường may. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về cách kiểm tra độ trượt đường may cũng như các yếu tố ảnh hưởng và cách khắc phục hiện tượng này.
2. Các nguyên nhân gây ra độ trượt đường may:
- Vải dệt lỏng lẻo do mật độ sợi dọc, sợi ngang thấp.
- Không sử dụng đủ số mũi khâu tính trên mm
- Sự cân bằng đường may kém.
- Lề đường may quá hẹp.
Vì vậy để giảm trượt đường may cần phải:
- Tăng tỉ lệ mũi khâu
- Tăng khoảng cách lề đường may.
- Sự trượt đường may thường xuyên xảy ra với mũi khâu đơn. Vì vậy có thể thử nghiệm với mũi khâu đôi.
- May bằng vải lót interlining hoặc vải có keo dán fusible dọc theo đường may
- Tăng sức căng chỉ khâu để đường khâu được chặt hơn
- Tăng sự cân bằng đường may.
3. Thí nghiệm kiểm tra xác định độ trượt đường may.
- Nguyên lý của phương pháp: Xác định lực tác dụng theo hướng vuông góc với đường may tại thời điểm đường may bị hỏng. Nhưng chỉ giới hạn lực đến 200N, nếu đạt đến 200N hoặc hơn thì kết luận lớn hơn 200N.
3.1 Thiết bị cần thiết kiểm tra độ trượt đường may:
- Máy kéo nén vạn năng. ( lưu ý chọn loại ngàm kẹp phù hợp với mẫu. Liên hệ để được tư vấn ).
- Thước đo (chính xác 0.5 mm): dùng để đo độ mở đường may.
- Máy khâu: dùng để tạo đường may với các kiểu đường may chuẩn hoặc thỏa thuận giữa các bên.
- Kéo cắt: dùng để cắt mẫu vải.
3.2 Chuẩn bị mẫu thử:
- Các mẫu thử có thể được lấy từ đường may đã được khâu trước đó hoặc từ các đường may chuẩn theo tiêu chuẩn , hoặc sử dụng mẫu có đường may theo thỏa thuận giữa người mua và nhà cung cấp.
- Với mẫu đã có đường may sẵn. Cắt năm mẫu thử cho mỗi loại đường may theo hướng dọc và hướng kéo của máy. Cắt từng mẫu thử với tổng chiều dài 350 mm vuông góc với đường may, với chiều dài 250 mm ở một bên của đường may và 100 mm ở phía bên của đường may. Mẫu thử rộng 100 mm và song song đường may.
- Với mẫu từ cuộn vải fabric. Lấy mẫu có chiều dài 3m ( loại bỏ 1m từ mép ngoài) và chiều rộng của toàn khổ vải. Cắt 5 mẫu thử 350mm x 100mm với chiều dài song song với sợi dọc hoặc sợi ngang, hoặc cả 2 hướng khi được yêu cầu. 5 mẫu này sẽ được lấy theo đường chéo của khổ.
- Gấp theo chiều dọc từ một đầu của mẫu 100mm. Sau đó khâu loại đường may ( theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo đường may chuẩn ) song song với nếp gấp một đoạn nhỏ như hình dưới đây.
- Sau đó dùng kéo cắt nếp gấp đi. Như vậy mẫu đã được chuẩn bị xong.
3.3 Điều hòa mẫu thử.
- Sau khi đã có mẫu ta điều hòa mẫu bằng cách đưa mẫu khô đến phòng có độ ẩm quy định. Sao cho khối lượng mẫu trong khoảng 2h không vượt qúa 0.1% so với khối lượng mẫu ban đầu.Vải nặng hoặc hỗn hợp vải có thể yêu cầu thời gian điều hòa dài hơn để đạt được trạng thái cân bằng độ ẩm. Thời gian quy định có thể tham khảo bảng sau:
Loại sợi | Số giờ |
Sợi từ động vật ( như len), sợi protein tái sinh | 8 |
Sợi từ thực vật ( như cotton) | 6 |
Sợi Visco | 8 |
Sợi Axetat | 4 |
Sợi có sự hấp thụ độ ẩm nhỏ hơn 5% ở 65% độ ẩm | 2 |
3.4 Tiến hành thí nghiệm.
- Với loại mẫu này ta sẽ kiểm tra độ bền vải khi không có đường may và độ trượt đường may khi đã có đường may chuẩn.
- Kẹp mẫu vào ngàm kẹp sao cho ngàm ở vị trí trung tâm của mẫu trong khoảng 150 mm ( như hình dưới ) để kiểm tra độ bền vải và kẹp vào giữa đoạn mẫu còn lại ( 200 mm) chứa đường may để kiểm tra độ trượt đường may.
- Khoảng cách ngàm ban đầu cho cả 2 loại mẫu là 100 mm và tốc độ kiểm tra 50 mm/phút. Hãy đảm bảo rằng mẫu không bị trượt khỏi ngàm khi thí nghiệm và lực lớn nhất khi kiểm tra là 200N. Với mẫu có đường may khi lực đạt được 5N dùng thước đo đặt vuông góc với đường may và xác định độ mở đường may cho đến khi hết 200N.
3.5 Báo cáo kết quả
- Kết quả so sánh với 200N.
- Nếu độ mở bằng 0 tại lực 200N trở lên thì ghi trong báo cáo: lớn hơn hoặc bằng 200N.
- Nếu đo được độ mở đường may nhỏ hơn hoặc bằng 200N thì ghi trong báo cáo rằng: đường may bị đứt ( ghi lại giá trị lực bị đứt trong báo cáo và nhớ cộng thêm giá trị bù lực tại 5N bằng cách tính toán trên biểu đồ).
Tin tức liên quan
Tiêu chuẩn thí nghiệm thép - cách chuẩn bị lấy mẫu kéo thép
Độ xoắn ốc Spirality là gì và cách tính
Thí nghiệm xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt băng vải
Thí nghiệm xác định độ bền xé của vải fabric dệt may
Thí nghiệm kiểm tra hàm lượng tro trong nhựa
Thí nghiệm đánh giá độ xổ lông và vón kết PILLING ICI của vải Fabric
Thí nghiệm kiểm tra độ mài mòn abrasion và độ vón kết pilling Martindale
Formaldehyde trong các sản phẩm dệt may
Thí nghiệm kiểm tra độ bền màu nước biển ISO 105 E02
Thí nghiệm kiểm tra độ bền màu mồ hôi ( axit và kiềm)
Cách xác định chỉ số sợi denier, tex, dtex, Nm, Ne từ vải thành phẩm
Tiêu chuẩn kéo thép - thử kéo thép - Giải thích các thuật ngữ