Thí nghiệm xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt băng vải

Thí nghiệm xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt băng vải dệt thoi, dệt kim

( Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang. Có nhiều phương pháp thử nghiệm độ bền kéo đứt, với vải dệt thoi, thông thường sử dụng tiêu chuẩn ASTM D5035, TCVN 1754, EN ISO 1421...)

1. Độ bền đứt và độ giãn đứt của vải là gì?

  •  Độ bền kéo đứt ( cường lực bang vải) là lực lớn nhất tính bằng Niu tơn mà mẫu chịu được khi kéo đứt.
  • Độ giãn đứt tuyệt đối là phần chiều dài tăng thêm của mẫu tại thời điểm đứt tính bằng mm
  • Độ giãn đứt tương đối ( độ giãn dài khi đứt)  là tỷ số của độ giãn đứt tuyệt đối so với khoảng cách 2 ngàm kẹp trước khi kéo đứt – đơn vị tính %

2. Thiết bị cần thiết xác định độ bền và độ giãn vải

 
  • Máy kéo nén vạn năng 1 trục, hoặc 2 trục với ngàm kẹp phù hợp. 

          ( xem thêm chi tiết máy kéo vạn năng tại đây)

 

  • Khuôn cắt mẫu;
  • Kéo;
  • Kim gẩy;
  • Thước thẳng chính xác đến 1 mm.

3. Chuẩn bị mẫu

  • Từ mỗi mẫu ban đầu cắt ra 4 băng mẫu theo sợi dọc và 5 băng mẫu theo sợi ngang. Trong đó 3 băng dọc, 4 băng ngang dùng để  lấy kết quả và 1 băng dọc, 1 băng ngang dùng để  để chọn được tốc độ kéo đứt chính xác.
  • Kích thước làm việc của mẫu 200 x 50 mm đối với vải thông thường và 100 x 50 mm đối với vải có độ giãn đứt tương đối lớn hơn 75%. Do vậy phải cắt băng mẫu có kích thước 350 x 60 mm đối với vải thông thường và 250 x 60 mm đối với vải có độ giãn đứt tương đối lớn hơn 75 %. Trường hợp kết hợp với thí nghiệm xác định mật độ sợi thì tăng chiều dài mẫu thêm 30 mm.
  • Dùng kim gẩy sợi để tách các sợi hai bên mép theo chiều dọc băng cho đến khi chiều rộng băng còn lại đúng bằng 50 mm.
  • Đối với loại vải có số sợi trên chiều rộng làm việc của băng mẫu dưới 30 sợi, phải chuẩn bị sao cho chiều rộng các băng có cùng số sợi.
  • Chuẩn bị các băng mẫu phải bảo đảm sao cho các băng dọc không trùng sợi dọc và cách biên ít nhất là 50 mm, các băng ngang không trùng sợi ngang và cách mép cắt ít nhất là 50 mm.
  • Điều hòa mẫu trong điều kiện chuẩn không ít hơn 24 giờ.

4. Thí nghiệm xác định lực kéo đứt và độ giãn dài băng vải

  • Khoảng cách ban đầu giữa hai ngàm kẹp của máy kéo là 200 ± 1 mm đối với vải thông thường và 100 ± 1 mm đối với vải có độ giãn đứt lớn hơn 75%.

  • Lực căng ban đầu khi kẹp mẫu phụ thuộc vào chỉ số trọng lượng GSM như sau:

Chỉ số GSM

Lực căng ban đầu (%)

Dưới 150

Từ 150 đến 500

Lớn hơn 500

2 ± 0,2

5 ± 0,5

10 ± 1,0

  • Thời gian kéo đứt trung bình phải nằm trong khoảng (30 ±15) s đối với vải thông thường và (60 ± 15) s đối với các loại vải có độ giản đứt tương đối lớn hơn 75 %.
  • Để chọn tốc độ kéo đứt phù hợp với thời gian kéo đứt quy định phải  trên 3 mẫu rồi lấy trung bình. Nếu không phải điều chỉnh tốc độ kéo và thực hiện lại thí nghiệm với  3 mẫu khác. Tiếp tục như vậy cho đến khi đạt được thời gian kéo đứt quy định.
  • Loại bỏ kết quả  của các băng mẫu bị đứt cách miệng kẹp nhỏ hơn 5 mm nếu lực kéo đứt của mẫu đó nhỏ hơn lực kéo đứt trung bình của các mẫu bình thường. Sau khi loại bỏ phải thay thế bằng mẫu mới được cắt ra từ chính mẫu ban đầu của mẫu được loại bỏ.

5. Đánh giá kết quả tính toán.

Lưu ý:
 
  • Kết quả  độ bền kéo đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả  trên các mẫu, lấy số liệu chính xác đến 0,1N. Kết quả cuối cùng quy tròn đến 1 N.
  • Độ giãn đứt tương đối (e) của từng mẫu , tính bằng % theo công thức:

       e = (l -L)*100/L

Trong đó:

      l là độ giãn đứt tuyệt đối, tính bằng mm

      L là khoảng cách giữa hai miệng kẹp trước khi kéo đứt, tính bằng mm.

  • Độ giãn đứt tương đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả thu được về độ giãn đứt tương đối của các mẫu chính xác đến 0,01 %, kết quả cuối cùng quy tròn đến 0,1 %.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 2 đánh giá)

Top

   (0)