Phòng Kinh doanh

Mr. Ba - 0948.27.99.88

Mr. Ba - 0948.27.99.88

Liên kết website

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Thí nghiệm xác định độ bền xé của vải fabric dệt may

Xác định độ bền xé rách của vải

( lưu ý kiểu kiểm tra Elmendorf cũng thường được dùng để kiểm tra độ bền xé của giấy, bìa catton, nhựa, tấm film, bao bì)

Máy kiểm tra độ bền xé elmendorf - - Tearing strength elmendorf tester

Độ bền xé rách của vải là gì?

  • Độ bền xé là sức đề kháng của vải chống lại sự bị xé rách hoặc lực xé cần thiết ở thời điểm ngay khi bị rách. Kiểm tra độ bền xé là chỉ tiêu quan trọng trong với các nhà sản xuất cần chất lượng cao. Nó thường được áp dụng kiểm tra trong các loại vải dệt thông thường trong các ứng dụng công nghiệp, áo chống đạn, lều, quần jean công nhân, bao tải, trang phục thẩm mỹ và nhiều ứng dụng khác. Điều này cũng quan trọng trong hàng dệt may công nghiệp, nơi thực hiện công việc với cường độ cao. Độ bền xé càng cao thì đảm bảo rằng các lỗ thủng trong vải không dễ dàng lan truyền và bị xé rách rộng hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền xé của vải:

  • Chỉ số GSM của vải – Chỉ số GSM càng lớn thì độ bền xé càng cao.
  • Độ bền của từng sợi - sợi có liên quan trực tiếp đến độ bền xé của vải, độ bền sợi càng lớn thì khả năng bị xé rách càng thấp.
  • Chỉ số sợi dọc EPI và chỉ số sợi ngang PPI. Khi các chỉ số này càng lớn thì vải càng có cấu trúc chắc chắn thì  xé sẽ càng bị giảm khi sử dụng các loại tơ như compact hoặc filament, nhưng trong trường hợp dùng sợi se kiểu vòng thì cường độ bị xé có thể bị tăng lên.
  • Kiểu vải dệt- dệt vân điểm (dệt trơn) có độ rách thấp nhất so với các thiết kế dệt khác.
  • Sợi se hoặc sợi filament - sợi se nếu được sử dụng trong vải thì có độ bền xé thấp hơn so với sợi filament.
  • Dệt kim hoặc dệt thoi – Rất dễ dàng để xé vải dệt kim hơn với vải dệt thoi.
  • Quá trình finishing khác nhau cũng gây ra các kết quả khác nhau về độ bền xé.

Lực xé có thể được truyền:

  • Bằng cách thay đổi loại xơ fiber tại quy trình kéo sợi.
  • Bằng cách thay đổi xơ staple bằng sợi filament ở quy trình kéo sợi yarn spinning
  • Bằng cách thay đổi thiết kế dệt, mật độ vải và bằng cách thay đổi GSM của vải.
  • Sử dụng vật liệu tổng hợp.
  • Ở cấp độ xử lý ướt bằng cách sử dụng quá trình finhishing khác nhau.
  • Bằng cách thêm nhiều lớp vải hơn.
  • Bằng cách tăng độ xoắn trong sợi.
  • Kiểm tra độ bền xé của vải đã được thử nghiệm theo tiêu chuẩn để đánh giá kết quả. Trong thí nghiệm này, lực xé rách được xác định trên vải 100% cotton sử dụng thiết bị kiểu con lắc Elmendorf. Mẫu thử được kẹp vào giữa bộ gá và mẫu đã được tạo hình xé rách một khoảng cố định trước. Khả năng chống rách được tính toán dựa vào việc đọc giá trị lực trên thiết bị.

Các thiết bị cần thiết đo độ bền xé của vải:

  • Kéo cắt hoặc máy cắt mẫu

earing strength elmendorf sample maker

Tearing strength elmendorf tester

  • Thước đo mm

Quy trình thí nghiệm kiểm tra độ bền xé:

  • Cắt 5 mẫu vải theo chiều khổ và 5 mẫu theo chiều cuộn. ( lấy theo hướng máy và hướng ngang với vải không dệt). Sử dụng máy cắt để có kích thước chính xác 100 x 63,5 mm.

Cách lấy mẫu đo độ bền xé vải -Tearing strength elmendorf sample

 
  • Đánh dấu các mẫu theo các phương hướng đã xác định.
  • Điều hòa mẫu thử tối thiểu 2 giờ ở nhiệt độ 21 ° +/- 1­0C và độ ẩm 65% +/- 2%.
  • Cắt một vết cắt sâu incision 20mm theo chiều ngang của vải bằng cách sử dụng máy cắt hoặc kéo cắt. Độ dài xé còn lại khoảng (43 ± 0,5) mm.

Kích thước mẫu đo độ bền xé vải - Dimension of tearing strength elmendorf sample

  • Bằng cách sử dụng quả tải theo kiểu con lắc pendulum để đánh giá kết quả.
  • Mẫu được cố định trong các ngàm kẹp của máy Elmendorf và bắt đầu tiến hành thí nghiệm.

Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dộ bền xé

Giá trị thu được sẽ được tính toán như sau:

  • Loại vải: Vải = 100% cotton
  • Chỉ số sợi của vải = 60 Ne
  • Kiểu thiết kế dệt = 4 x 1 Twill

Kết quả kiểm tra:

  • Hướng dọc:

Sr. #

Tear Strength (g)

1

1600

2

1800

3

1400

4

1500

Trung bình

1575

  • Hướng ngang:

Sr. #

Tear Strength (g)

1

2560

2

2360

3

2760

4

2600

Trung bình

2570

Kết luận:

  • Cường độ xé ngang = 1575 Kg
  • Cường độ xé dọc = 2570 Kg
  • Kết quả cho thấy lực xé rách dọc của vải cao hơn lực xé theo phương ngang. Vì vải có thiết kế dệt xiên 4 x 1. Nên cho ta biết các sợi dọc nhiều hơn nhiều so với sợi ngang, đó là lý do tại sao độ bền sợi dọc cao hơn so với sợi ngang.

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Top

   (0)