Phòng Kinh doanh

Mr. Ba - 0948.27.99.88

Mr. Ba - 0948.27.99.88

Liên kết website

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Phương pháp thí nghiệm đánh giá độ bền màu ma sát vải

Độ bền màu ma sát của vải là gì?

  • Là khả năng kháng lại sự chuyển màu từ bề mặt của một loại vải có màu sang một bề mặt của một vải thử nghiệm hay vải test  không màu do tác động cọ xát có thể là ở điều kiện khô và ướt.
  • Hai tiêu chuẩn thông dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát:

   Tiêu chuẩn : ISO-105-X12

   Tiêu chuẩn : AATCC- 08

Thiết bị thí nghiệm đánh giá độ bền màu mà sát khô và ma sát ướt:

1. Máy kiểm tra độ bền màu ma sát, thường có loại tự động và thủ công

2. Vải chuẩn đánh giá độ dây màu. (thường cấp kèm theo máy)

3. Tủ so màu: tạo ánh sáng D65 cho việc so sánh độ dây màu bằng thước xám.

4. Thước xám. 

Quy trình thí nghiệm đánh giá độ bền màu ma sát:

Vải kiểm tra độ bền màu ma sát khô, ma sát ướt​    Vải có màu ở đây là mẫu vải kiểm tra độ bền màu và vải không màu là vải được quy định như là  một loại vải tiêu chuẩn sủ dụng cho phương pháp đánh giá .

   Độ bền màu ma sát được đánh giá ở hai điều kiện khô và ướt gọi là độ bền ma sát khô và độ bền ma sát ướt.

   Để kiểm tra độ bền ma sát ướt, vải test được thấm ướt bằng nước cất trước khi ma sát lên vải kiểm tra.

   Trong tiêu chuẩn  ISO-105-X12  mức ngấm ướt vải test  là 100%. Trong khi đó theo AATCC-08, mức ngấm ướt vải test là 65% .  Sau đó đánh giá mức độ màu chuyển từ vải kiểm tra qua vải test hay mức độ dây màu bằng cách so sánh với thước xám trong tủ so màu.

Tương tự như vậy cho độ bền ma sát khô , vải kiểm tra được ma sát với vải test ở trạng thái khô và so sánh độ dây màu với thước xám để đánh giá.

Độ bền màu ma sát là một chỉ tiêu chủ yếu và luôn đòi hỏi thực hiên đối với mọi loại vải nhuộm màu hoặc in.

Thiết bị thí nghiệm đánh giá độ bền màu ma sátĐộ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố sau::

- Bản chất của thuốc nhuộm.

- Độ đậm của màu nhuộm.

- Cấu trúc của vật liệu dệt cũng ảnh hưởng đến độ bền ma sát.

- Quy trình xử lý tẩy ,nhuộm , hoàn tất vải.

 

  • Tùy thuộc vào từng loại thuốc nhuộm trong vải tương ứng , độ bền màu ma sát sẽ khác nhau. Ví dụ, thuốc nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên , phân tán cho độ bền màu rất tốt, trong khi các thuốc nhuộm khác như trực tiếp, indigo, pigment là cho độ bền ma sát kém nhất. Đó là do cơ chế liên kết  giữa thuốc nhuộm và xơ mạnh yếu khác nhau.  Một số màu sắc như Black , Red, Navy có đặc tính màu độ bền kém bởi vì cấu trúc hóa học của chúng, phân tử thuốc nhuộm cấu trúc thô , cồng kềnh, kích thước phân tử lớn so với cấu trúc phân tử màu cảu các màu khác.

 Thước xám đánh giá độ bền màu ma sát, độ bền màu giặt, độ bền màu mồ hôiVì vậy, để nâng cao độ bền màu ma sát , chúng ta có thể sử dụng thêm chất cầm màu đối với một số màu đậm, ngoài việc tăng cường bước giặt và sử chất giặt hoặt động bề mặt tốt.

Mặt khác yếu tố cấu trúc  vải cũng ảnh hưởng đến các thuộc tính độ bền ma sát này. Vải có cấu trúc càng thô, thì độ bền ma sát càng thấp ( Nếu cùng một điều kiên nhuộm giống nhau).

Ví dụ:  Nếu độ bền ma sát  trên vải có cấu trúc 100 x 80 / 40 x 40 là cấp 3.0 thì nó sẽ là  cấp 2-3 nếu cấu trúc vải là  50 x 50 / 20 x 20 .

  • Độ bền màu ma sát có thể đạt được trong điều kiên bình thường :

Màu đậm: Độ bền ma sát khô: Cấp 3-4 ;                   Độ bền ma sát ướt : 2.0 – 2.5

Màu trunng bình: Độ bền ma sát khô: cấp 4.0          Độ bền ma sát ướt : 3.0

Màu nhạt : Độ bền màu khô : 4 – 5;                         Độ bền ma sát ướt : 3.5 – 4.0

 

Ngoài ra quý khách cần sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị thí nghiệm chúng tôi cũng rất sẵn lòng phục vụ quý khách.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Top

   (0)